Đã bao giờ bạn gặp trường hợp muốn vay hoặc đứng ra cho vay bằng bất động sản , nhưng người cho vay là cá nhân ? Hãy cùng Ngọc Long Land tìm hiểu qua về quy định cá nhân nhận thế chấp bất động sản ngay nhé .
Quy định cá nhân nhận thế chấp bất động sản
Theo nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ, tại Điều 35 quy định việc nhận thế chấp của cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất, quy định này thực chất là để hướng dẫn các quy định đã có trong Bộ luật Dân sự 2015, Luật Đất đai 2013, Luật Nhà ở 2014.
Quy định cá nhân nhận thế chấp bất động sản .
Việc ban hành Nghị định số 21/2021/NĐ-CP có lợi ích gì?
Như vậy, quyền nhận thế chấp nhà, đất của các cá nhân đã được quy định từ Bộ luật Dân sự đến các luật chuyên ngành về đất đai, nhà ở, đều không phải cho đến khi Nghị định số 21/2021/NĐ-CP được ban hành mới có quyền này. Đây là quy định rất cần thiết bởi trong thực tế giao dịch dân sự giữa các cá nhân với nhau, nhiều trường hợp rất cần có các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ để đảm bảo một trong các bên được thực hiện giao dịch trong an toàn, nếu không nhận được thế chấp như các chủ thế khác, thì quyền lợi của các bên trong các giao dịch mà bản chất có thỏa thuận về việc thế chấp sẽ bị méo mó và biến tướng thành các giao dịch giả cách dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn cho các bên tham gia.
Ai được nhận thế chấp?
Căn cứ theo điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản như sau:
“1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao dịch cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp”
Theo đó, thế chấp là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (chủ yếu là để bảo đảm cho khoản vay) và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp. Bộ luật Dân sự 2015 không có quy định “đích danh” là ai được nhận thế chấp
Ví dụ: Ông A muốn vay ông B 1 tỷ đồng để xoay vốn làm ăn và hứa trả sau 1 năm. Vì để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, ông B đã yêu cầu ông A thế chấp dãy nhà trọ của ông A. Việc ông A thế chấp dãy nhà trọ cho ông B không ảnh hưởng đến việc thu lợi tức mỗi tháng của ông A từ dãy nhà trọ này.
Nghĩa vụ của các bên
+ Nghĩa vụ của bên thế chấp
Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ nghĩa vụ của các bên thế chấp như sau:
“1. Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
2. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.
3. Ap dụng các biện pháp cần thiết để khắc phụ, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
4. Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
5. Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.
6. Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.
7. Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ 3 đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không có thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.
8. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.” Quy định cá nhân nhận thế chấp bất động sản .
+ Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp
Căn cứ theo Điều 322 Bộ luật Dân sự 2015, bên nhận thế chấp có nghĩa vụ như sau:
“1. Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấp dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.
2. Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.”
Việc thực hiện nghĩa vụ của các bên nhằm mục đích gì?
Như vậy tuân thủ quy định của về việc thực hiện nghĩa vụ của các bên nhằm mục đích bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng. Nếu vi phạm một trong các điều khoản trên thì hợp đồng có thể sẽ bị hủy bỏ toàn phần do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hoặc hủy bỏ một phần của hợp đồng nếu trong trường hợp không ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi và lợi ích của các bên.