NGỌC LONG LAND

Quy Định Về Mật Độ Xây Dựng Tp Hồ Chí Minh

Nội Dung Bài Viết

Quy định về mật độ xây dựng tại Tp HCM

Mật độ xây dựng là khái niệm phổ biến trong lĩnh vực xây dựng. Kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, những người hoạt động trong ngành xây dựng đều nắm rõ về khái niệm này. Vậy hiện nay mật độ xây dựng tại Tp HCM được quy định ra sao, chúng ta hãy cùng bất động sản Ngọc Long Land tìm hiểu thêm về quy định này nhé .

Mật Độ Xây Dựng Là Gì

            Căn cứ vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD, mật độ xây dựng gồm 2 loại là mật độ xây dựng gộp và mật độ xây dựng thuần.

  •  Mật độ xây dựng gộp: là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc trên tổng diện tích toàn khu đất (bao gồm cả sân đường, các khu cây xanh, không gian mở và các khu vực không xây dựng công trình trong khu đất đó).
  • Mật độ xây dựng thuần: là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc xây dựng trên tổng diện tích lô đất (không bao gồm diện tích của các công trình như: các tiểu cảnh trang trí, bể bơi, sân thể thao ngoài trời, bể cảnh,..).

Quy Định Mới Nhất Năm 2022

            Được sửa đổi so với những năm trước, trong quy định chừa mật độ xây dựng tại TP HCM năm 2022, khoảng lùi sau nhà là điều kiện bắt buộc và tiên quyết cần phải được đảm bảo theo quy định sau:

            Diện tích dưới 50m2 được phép xây dựng full không chừa mật độ xây dựng. Đối với diện tích trên 50m2, có chiều sâu (D) tính từ ranh lộ giới:

  • Trường hợp D  16m: công trình phải bố trí chừa sân sau tối thiểu 2m
  • Trường hợp 9m  D < 16m: công trình phải bố trí chừa sân sau tối thiểu 1m
  • Trường hợp D < 9m: khuyến khích tạo khoảng trống phía sau nhà
quy-dinh-ve-mat-do-xay-dung

(Quy định về khoảng lùi xây dựng)

Ví dụ: Nhà anh A khu vực quận Gò Vấp có diện tích lô đất là 4x14m diện tích trên 50m2 ( thì thuộc trường hợp 9m  D < 16m) do đó bắt buộc phải chừa sân sau tối thiểu 1m.

vi-du-mat-do-xay-dung

(Mặt bằng nhà anh A chừa sân sau 1m)

Cách Tính Mật Độ Xây Dựng

            Để có thể hiểu rõ hơn về mật độ xây dựng, có một cách tính cơ bản như sau để tham khảo. Đây là cách tính để các cơ quan thẩm định, đơn vị tư vấn thiết kế và bên liên quan biết và thực hiện khi lập, thẩm định, phê duyệt, cấp giấy phép xây dựng các công trình xây dựng nhà ở liên quan đến chỉ tiêu mật độ xây dựng công trình. Mật độ xây dựng được áp dụng theo bản sau:

bang-tinh-mat-do-xay-dung-1

(Bảng 1: mật độ xây dựng áp dụng chung khu vực)

            Trong trường hợp cần tính mật độ xây dựng của một khu đất có diện tích đất nằm giữa cận trên và cận dưới, mật độ xây dựng được xác định theo công thức nội suy như sau:

cong-thuc-tinh

            Trong đó:

  • Nt: mật độ xây dựng của khu đất cần tính;
  • Ct: diện tích khu đất cần tính;
  • Ca: diện tích khu đất cận trên;
  • Cb: diện tích khu đất cận dưới;
  • Na: mật độ xây dựng cận trên trong Bảng 1 tương ứng với Ca;
  • Nb: mật độ xây dựng cận dưới trong Bảng 1 tương ứng Cb.

Ngoài ra còn có cách tính mật độ xây dựng đơn giản hơn theo công thức:

cong-thuc-don-gian

            Trong đó:

  • Tổng diện tích lô đất xây dựng là 5x20m2
  • Phần diện tích xây nhà là 5x17m2
  • Mật độ xây dựng = (5×17) : (5×20) x 100% = 85%

Quy định về độ vươn ban công

            Ban công là một phần mặt bằng được xây dựng ở các tầng trên và nhô ra ngoài bức tường của nhà, nó có chức năng làm tăng tính thẩm mỹ cho mặt tiền ngôi nhà. Tuy nhiên, việc xây dựng ban công có ảnh hưởng đến cảnh quan, quy hoạch của toàn thành phố và tổ chức không gian nên đã có những quy định cụ thể về việc được phép đưa ban công ra bao nhiêu.

  • Độ vươn của ban công, ô văng nhô ra trên không gian lộ giới phụ thuộc vào chiều rộng của lộ giới không được lớn hơn giới hạn được quy định, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m. Cụ thể: Theo quy định trước năm 2021, lộ giới có chiều rộng dưới 6m thì không được phép ra ban công, chiều rộng lộ giới từ 6 đến 12m  được phép ra ban công 0.9m. Quy định mới được sửa đổi như bảng sau trên 7m mới được ra ban công 0.9m:
quy-dinh-ve-ban-cong

(Bảng 2: Quy định về độ vươn ban công theo chiều rộng lộ giới)

  • Trên phần ban công vươn ra trên không gian lộ giới, không được phép che chắn tạo thành lô-gia và xây dựng thành phòng. Các hình thức trang trí mặt tiền (bao gồm lam trang trí, ô kính, lan can, tay vịn,..) không vượt quá 50% diện tích bề mặt các tầng có ban công.
ban-cong

(Ảnh minh họa phần ban công vươn ra trên không gian lộ giới)

Hy vọng qua bài viết trên bạn đọc sẽ hiểu thêm về quy định mật độ xây dựng tại TP HCM. Mọi thắc mắc xin hãy liên hệ với chung tôi để hiểu rõ hơn.

Facebook