NGỌC LONG LAND

Quy Định Chung Về Việc Tách Thửa Đất Nông Nghiệp

Nội Dung Bài Viết

Đất nông nghiệp là gì ?

Đất nông nghiệp là tổng thể các loại đất được xác định là tư liệu sản  xuất chủ yếu phục vụ cho việc trồng trọt và chăn nuô, nghiên cứu thí nghiệm về trồng trọt về chăn nuôi, bảo vệ môi trường sinh thái, cung ứng sản phẩm cho các ngành công nghiệp và dịch vụ.

dat-nong-nghiep-la-gi
Đất nông nghiệp là gì

Đất nông nghiệp bao gồm những loại đất gì ?

Đất nông nghiệp là loại đất được Nhà nước giao cho người dân để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng,… Là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tài liệu lao động vừa là đối tượng lao động, đặc biệt không thể thay thế của ngành nông- lâm nghiệp. Căn cứ theo điều 10 Luật đất đai năm 2013 đất nông nghiệp được chia thành các loại sau đây: “Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng  đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh…”

quy-dinh-tach-thua-dat-nong-nghiep

Quy định về việc tách thửa đất nông nghiệp

            Hiện nay, pháp luật về đất đai không cấm người sửa dụng đất được thực hiện thủ tục tách thửa đất nông nghiệp. Tách thửa đất nông nghiệp được hiểu là quy trình phân chia quyền sở hữu đất nông nghiệp từ một người đứng tên, chịu trách nhiệm sang nhiều đối tượng khác nhau. Theo đó, việc tách thử phải được thực hiện theo đúng những quy định của pháp luật, được căn cứ theo Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15.5.2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai về tách thửa. Cụ thể như sau:

            “Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu:

            1. Thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày văn bản quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu được tách thửa có hiệu lực thi hành mà diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nhưng có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

            Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

            2. Không được công chứng, chứng thực, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không được làm thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất đối với các trường hợp chia tách thửa đất đã đăng ký, đã được ít nhất một thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

            3. Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho thửa đất mới.”

            Ngoài ra, còn các điều kiện để có thể tách thửa đất nông nghiệp được quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 và Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, để thực hiện thủ tục tách thửa đất nông nghiệp một cách hợp pháp thì thửa đất nông nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

            “1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhương, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây

            a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

            b) Đất không có tranh chấp;

            c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

            d) Trong thời hạn sử dụng đất.

            2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

            3. Việc chuyển đổi, chuyển nhương, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”

            Nếu không thỏa mãn các điều kiện trên thì sẽ không được phép tách thửa một cách tùy tiện. Nếu tự ý tách trái phép sẽ bị xử lý nghiêm khi bị phát hiện. Quý anh chị có thể xem những bài viết khác tại đây .

Facebook