NGỌC LONG LAND

Thủ Tục Và Điều Kiện Trong Thừa Kế Cho Tặng

Nội Dung Bài Viết

Trong bài viết trước , Ngọc Long Land đã nói về thừa kế và cho tặng . Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ bàn về thủ tục và điều kiện trong thừa kế cho tặng bất động sản .

Quyền thừa kế tặng cho

Nhận thừa kế và tặng cho tài sản

  • Căn cứ theo Bộ luật Dân sự năm 2015 là việc một người nhận tài sản của một người khác sau khi người này chết theo di chúc hoặc theo pháp luật.

            Ví dụ: Ông B trước khi chết đã viết di chúc để lại tài sản cho vợ và 2 người con của mình.

  • Tặng cho tài sản, theo mục 3 Chương XVI Bộ luật Dân sự năm 2015 là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho tài sản giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận căn cứ theo Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015.
thua-ke-cho-tang-1

Về đối tượng được hưởng

  • Người nhận thừa kế là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế; sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi để lại di sản chết.

            Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

  • Đối tượng hưởng nhận tặng cho tài sản phải còn sống.

Hình thức thực hiện

            Nhận thừa kế phải dựa vào di chúc để lại; phân chia di sản theo pháp luật được căn cứ theo Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Thời điểm có hiệu lực

  • Nhận thừa kế: Người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại  từ thời điểm mở thừa kế – thời điểm người có tài sản chết

            Ví dụ: Bà C viết di chúc cho các con của mình, thì thời điểm mở thừa kế được tính từ lúc bà C chết.

  • Tặng cho tài sản bắt đầu có hiệu lực từ thời điểm đăng ký; nếu không phải đăng ký quyền sở hữu thì có hiệu lực từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Thủ tục để nhận thừa kế

            Thủ tục nhận thừa kế được tiến hành sau khi người chết để lại tài sản. Những người thừa kế muốn nhận di sản phải thực hiện một trong các thủ tục sau:

Chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau

            Theo quy định tại Điều 58 Luật Công chứng, để thực hiện công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế, cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:

  • Phiếu yêu cầu công chứng;
  • Bản sao di chúc nếu thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng nếu chia thừa kế theo pháp luật;
  • Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết; Giấy đăng ký kết hôn của người để lại di sản, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân  (nếu có)…
  • Dự thảo Văn bản khai nhận di sản thưaà kế (nếu có);
  • Các giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú…của người khai nhận di sản thừa kế;
  • Các giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô…Các loại giấy tờ khác về tình trạng tài sản chung/riêng như bản án ly hôn, văn bản tặng cho tài sản, thỏa thuận tài sản chung/riêng…

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện

      Việc công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.

Thủ tục công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế.

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, các giấy tờ đã nêu ở trên.
  • Buớc 2: Tiến hành công chứng Văn bản khai nhận di sản

Sau khi nộp hồ sơ, giấy tờ, Công chứng viên sẽ tiến hành xem xét, kiểm tra:

  • Bước 3: Niêm yết việc thụ lý Văn bản khai nhận di sản

Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở của UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản.

  • Bước 4: Hướng dẫn ký Văn bản khai nhận di sản

Sau khi nhận được niêm yết mà không có khiếu nại, tố cáo thì tổ chúc hành nghề công chứng thực hiện giải quyết hồ sơ

  •  Bước 5: Ký chứng nhận và trả kết quả

Công chứng viên yêu cầu người thừa kế xuất trình bản chính các giấy tờ đã nêu ở trên để đối chiếu trước khi ký xác nhận vào Lời chứng và từng trang của Văn bản khai nhận này.

Thủ tục tặng cho tài sản

            Cũng giống như chuẩn bị hồ sơ để làm thủ tục nhận thừa kế, hồ sơ chuẩn bị để tặng cho có vài điểm khác.

thu-tuc-va-dieu-kien

Chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

  • Phiếu yêu cầu công chứng;
  • Hợp đồng tặng cho;
  • Bản sao giấy tờ tùy thân CCCD/CMND/Hộ chiếu.
  • Bản sao sổ hộ khẩu.
  • Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng tặng cho:
  • Tùy tình trạng hôn nhân của người yêu cầu công chứng thì cung cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; quyết định ly hôn; văn bản cam kết về tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã nơi đăng ký kết hôn.
  • Giấy chứng minh nguồn gốc quyền sử dụng đất như di chúc, văn bản khai nhận, thỏa thuận chia di sản kết, hợp đồng tặng cho, văn bản cam kết về tài sản, văn bản thỏa thuận chia tài sản chung.
  • Văn bản cam kết của các bên tặng cho về đối tượng tặng cho là có thật.

Thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho

  • Bước 1: Nộp hồ sơ

Người có yêu cầu công chứng nộp hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất tại các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh nơi có đất.

  • Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Công chứng viên trực tiếp tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ của người yêu cầu công chứng

  • Bước 3: Trách nhiệm của công chứng viên.

Công chứng viên giải thích quyền, nghĩa vụ và hậu quả pháp lý của các bên tham gia giao kết hợp đồng tặng cho.

  • Bước 4: Nhận kết quả

Công chứng viên chuyển hồ sơ cho bộ phận văn thư đóng dấu, lấy số công chứng, thu phí, thù lao công chứng, chi phí khác theo quy định, trả hồ sơ và lưu trữ hồ sơ công chứng.

Như vậy thủ tục và điều kiện thừa kế cho tặng cũng là bài viết cuối cùng trong chuyên mục thừa kế và cho tặng . Quý anh chị có thể xem phần 1 tại đây .

Facebook